Tích hợp FMCW radar, cảm biến hiện diện Lumi duy trì trạng thái đèn sáng ngay cả khi người ngồi im
Tưởng Khánh Hưng
Thứ Ba,
20/02/2024
Nội dung bài
viết
Bởi Hà Thu
Trước đây khi dùng cảm biến chúng ta thường gặp tình trạng đèn đột ngột tự động tắt khi đang ngồi xem phim, thiền tập, đọc sách,… hay đưa ra các phản hồi thiếu chính xác dẫn tới các thiết bị trong nhà thông minh do bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Hiểu được những bất tiện từ người dùng, Lumi đã nghiên cứu và tích hợp thành công công nghệ FMCW radar vào cảm biến hiện diện để khắc phục những hạn chế của cảm biến thông thường. Vậy công nghệ FMCW radar có gì đặc biệt? Hãy cùng Lumi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Công nghệ FMCW radar – công nghệ cốt lõi của cảm biến hiện diện
Công nghệ FMCW radar là công nghệ điều chế tần số sóng liên tục được tích hợp bên trong cảm biến hiện diện, giúp tăng cường độ chính xác của tín hiệu.
Nếu như công nghệ cảm biến hồng ngoại PIR với khả năng phát hiện sự thay đổi nhiệt độ trong phạm vi nhất định rồi gửi thông tin điều khiển tới các thiết bị, thì nguyên lý hoạt động của FMCW radar lại tương tự radar xung không tiếp xúc. Công nghệ FMCW radar liên tục truyền sóng vi ba tới khi chạm con người hoặc vật thể sẽ phản xạ quay trở lại cảm biến hiện diện. Tuy nhiên, tín hiệu truyền đi ở dạng tần số thay đổi liên tục, và tín hiệu phản xạ trở lại sẽ giao thoa với tín hiệu đang phát đi tại thời điểm đó. Sự khác biệt về tần số giữa tín hiệu thu về và tín hiệu truyền đi tỷ lệ thuận với khoảng cách đến vị trí của người dùng với độ chính xác cao. Nhờ đó, cảm biến hiện diện mới nhất của Lumi có thể phát hiện được nhiều đối tượng, những chuyển động nhỏ phức tạp như nhịp thở, nhịp tim để phát thông tin tới thiết bị điện.
Đặc biệt, công nghệ FMCW radar tích hợp trong cảm biến thông minh còn có độ nhạy cao, không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của áp suất, nhiệt độ, ánh sáng do đó phù hợp lắp đặt ở môi trường khắc nghiệt.
Bên cạnh đó, công nghệ sóng radar trong cảm biến hiện diện vận hành ở tần số 24Ghz với băng thông đạt tới 250Mhz, do đó phù hợp lắp đặt trong không gian hẹp và cho phép phát hiện chuyển động dù là nhỏ nhất. Giờ đây, với chiếc cảm biến hiện diện của Lumi người dùng không cần phải lo lắng đèn tự động tắt khi đang ngồi im đọc sách hoặc ngồi thiền.
2. Ứng dụng của cảm biến hiện diện trong nhà thông minh Lumi
Ứng dụng chính của cảm biến hiện diện trong nhà thông minh Lumi là phát hiện sự hiện diện hoặc vắng mặt của người dùng để điều khiển bật/tắt đèn chính xác tại nhiều khu vực, không gian như hành lang, phòng ngủ, phòng vệ sinh,… Bên cạnh đó, người dùng có thể kết hợp cảm biến hiện diện cùng các giải pháp nhà thông minh khác để tạo nên những ngữ cảnh sống tiện nghi, đáp ứng nhu cầu sử dụng của cả gia đình.
Ví dụ: Thông qua ứng dụng Lumi Life+, người dùng có thể thiết lập các rule, cảnh, lịch với cảm biến ánh sáng và cảm biến hiện diện:
- Buổi sáng: Cài đặt thời gian từ 6h00 đến 12h00, khi cảm biến ánh sáng ghi nhận điều kiện ánh sáng tốt (trên 50 lux), thì rèm sẽ mở ra đón ánh sáng tự nhiên, và tự động đóng lại sau 12h00. Đồng thời, trong thời gian này nếu cảm biến hiện diện phát hiện sự hiện diện của người cũng sẽ không bật đèn.
- Buổi tối: Cài đặt thời gian từ 18h00 đến 23h00, khi cảm biến ánh sáng ghi nhận điều kiện ánh sáng thấp, dưới 10 lux, thì đèn sẽ tự động bật khi phát hiện sự hiện diện.
Nhờ ứng dụng công nghệ FMCW radar, cảm biến hiện diện mới nhất của Lumi hoàn toàn có thể phát hiện được hơi thở hoặc những chuyển động cực nhỏ của người dùng để duy trì trạng thái “bật” của đèn. Giờ đây, người dùng có thể tập trung vào công việc của mình mà không lo lắng về tình trạng đèn đột ngột tắt. Để có thể tìm hiểu chi tiết sản phẩm cũng như lắng nghe từ vấn của các chuyên gia về cảm biến hiện diện nói riêng, giải pháp nhà thông minh Lumi nói chung, đừng ngại liên hệ ngay tới số hotline 0907 826 998 hoặc inbox fanpage chính thức của Lumi miền tây.